Chai nuôi cấy lăn
Khái niệm về nuôi cấy tế bào dạng lăn được phát triển đầu tiên bởi George Grey vào năm 1933 tại đại học Johns Hopkins. Phương pháp này nhằm mục đích nuôi cấy số lượng lớn các tế bào không bám dính. Công trình của ông được thực hiện chủ yếu trong các ống xoay bằng thủy tinh. Vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, các chai xoay bằng thủy tinh lớn hơn nhiều rất phổ biến để sử dụng cho nuôi cấy lượng tế bào lớn, đặc biệt cho các ứng dụng như sản xuất vaccine virus. Ngày nay các chai nuôi cấy lăn hầu như đã hoàn toàn được thay thế bằng chất liệu nhựa và được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau. Những loại chai nuôi cấy lăn này cũng có các loại bề mặt chuẩn không xử lý hoặc những chai được xử lý bề mặt cho tăng sự bám dính. Bên cạnh đó một số dòng chai thủy tinh vẫn được duy trì sản xuất để tạo các loại chai trong suốt, rõ ràng và bền về mặt cơ học. Đồng thời những chai thủy tinh này có thể được tái sử dụng sau khi đã vệ sinh và tiệt trùng. Chai nuôi cấy lăn được sản xuất theo nhiều kích thước để đáp ứng với nhu cầu và ứng dụng khác nhau của người sử dụng.
Ưu điểm của chai lăn nuôi cấy
- Ngăn chặn thang nồng độ (gradient) hình thành bên trong môi trường mà có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sinh trưởng
- Cung cấp sự trao đổi khí tốt hơn
- Rất tiết kiệm đối với nuôi các tế bào không bám dính với số lượng lớn: cùng các kỹ thuật với chai Flask nhưng đỡ tốn công sức hơn
- Sự sinh trưởng của tế bào có thể được xác định sử dụng kính hiển vi soi ngược
Nhược điểm của chai nuôi cấy dạng lăn
- Yêu cầu nhiều không gian trong tủ ấm hơn nuôi cấy dạng đĩa và chai flask
- Yêu cầu một lượng nhân công trung bình để tạo lượng lớn tế bào: 12.850 cm2 diện tích chai lăn để nuôi 1*109 tế bào
- Ước tính sẽ mất thêm chi phí cho thao tác các chai nuôi cấy lăn
- Có thể gây ra vấn đề liên quan tới bám dính tế bào do quay chai liên tục, việc này có thể trầm trọng hơn nếu môi trường nồng độ huyết thanh thấp hoặc không có huyết thanh được sử dụng. Do đó cần lựa chọn đúng loại xử lý bề mặt để giải quyết vấn đề này.
Khả năng nuôi cấy của chai tròn lăn
Điện tích chai nuôi cấy | Sản lượng tế bào trung bình | Thể tích môi trường |
490 cm2 | 4.9×107 | 100 tới 150 ml |
850 cm2 | 8.5×107 | 170 tới 255 ml |
1700 cm2 | 1.7×108 | 340 tới 510 ml |
1750 cm2 | 1.75×108 | 350 tới 525 ml |
Chúng cung cấp nhiều loại chai lăn tròn cho nuôi cấy khác nhau. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và lựa chọn được loại chai nuôi cấy hợp lý nhất. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp đĩa petri nuôi cấy, chai nuôi cấy… Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ của Quí khách.