Lựa chọn đĩa nuôi cấy tế bào
Công nghệ nuôi cấy tế bào là quan trọng với nghiên cứu cơ bản và ứng dụng cho xác định bệnh, đánh giá đáp ứng thuốc và xác định đặc điểm rối loạn di truyền. Mặc dù kỹ thuật này là phức tạp nhưng nó vẫn dễ tiếp cận và tiết kiệm hơn các mô hình in vivo, và đặt ra ít vấn đề về đạo đức hơn. Nuôi cấy tế bào có thể được thực hiện với số lượng lớn sử dụng các hệ nuôi cấy lớn, ở số lượng trung bình với chai và đĩa nuôi cấy, và lượng nhỏ sử dụng các đĩa nhiều giếng. Các mô hình nuôi cấy tế bào sử dụng đĩa nuôi cấy đa giếng đang trở nên phổ biến, vì chúng đẩy nhanh nghiên cứu với lượng lớn các thông số động, tăng sản lượng thử nghiệm, giảm cả thời gian và giảm sử dụng các tác nhân đắt đỏ. Ngoài các vi giếng thông lượng cao tiêu chuẩn, các loại vi giếng chuyên biệt mới cũng được phát triển để giúp phát triển lĩnh vực nuôi cấy tế bào tạo mô in vitro và nuôi cấy 3 chiều. Bài báo này cung cấp thông tin chi tiết trong việc lựa chọn đĩa nuôi cấy tế bào cho ứng dụng cấy 2A và 3D. Các yêu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn đĩa nuôi cấy tế bào bao gồm số lượng giếng, kiểu dạng giếng, màu sắc đĩa và xử lý bề mặt.
1. Số lượng giếng
Hầu hết người dùng bắt đầu nuôi cấy mô ở mức độ trung bình trong các chai hoặc đĩa nuôi cấy mô. Nhưng nhiều ứng dụng yêu cầu phiến đĩa đa giếng như đĩa 6, 96, 384 giếng. Dạng đĩa lý tưởng nhất (đó là số giếng) phụ thuộc vào mức độ thông lượng được yêu cầu, khả năng thích nghi với lượng tác nhân và sự khả dụng của thiết bị hoặc robot. Trong khi việc bổ sung tác nhân vào đĩa 96 giếng có thể được thực hiện hoàn toàn bằng tay, việc sử dụng pipet điện tử hoặc robot tất nhiên hữu ích. Nhu cầu sử dụng robot sẽ tăng lên nếu chuyển tới sử dụng phiến cấy tế bào 384 giếng. Việc sử dụng robot là bắt buộc nếu bạn sử dụng đĩa cấy tế bào 1,536 giếng. Bất kể là bạn sử dụng thiết bị gì khi số lượng giếng trên một đĩa tăng lên thì thể tích tác nhân thử nghiệm sẽ nhỏ đi.
2. Hình dạng giếng
Có nhiều loại kiểu đáy giếng khác nhau như phẳng, tròn, cong hoặc hình nón. Việc lựa chọn đĩa nuôi cấy tế bào với kiểu đáy như thế nào phụ thuộc vào cả kiểu nuôi cấy và các ứng dụng tiếp theo. Loại giếng đáy phẳng (F-bottom) được ưu tiên cho nuôi cấy tế bào bám dính 2D truyền thống (ví dụ, tế bào HeLa, MDCK hoặc MCF-3), đặc biệt trong trường hợp yêu cầu xem ảnh hoặc đọc quang phổ của tế bào nuôi cấy. Tế bào thiếu ức chế tiếp xúc và các ứng dụng yêu cầu kính hiển vi hoạt động tốt với giếng góc đáy cong (C-bottom). Các cạnh hơi cong sẽ giảm sự tích tụ quá nhiều tế bào ở ngoại vi giếng, và cũng giúp tăng cường sự pha trộn dung dịch khi bổ sung. Kiểu giếng có đáy cầu (U-bottom) lý tưởng cho nuôi cấy tế bào trong huyền dịch (ví dụ, nuôi cấy spheroid), vì bề mặt cầu là không thích hợp cho tế bào bám vào và sinh trưởng. Kiểu giếng cuối cùng là đáy hình nón (V-bottom) thường không được dùng cho thí nghiệm nuôi cấy tế bào nhưng có thể được sử dụng khi cần thu lắng cặn tế bào.
3. Màu sắc đĩa
Màu sắc của đĩa đa giếng cũng liên quan nhiều tới ứng dụng. Để quan sát tế bào nuôi cấy dưới kính hiển vi phản pha rõ ràng chúng ta nên lựa chọn đĩa nhựa trong suốt. Nhưng, đối với nhiều ứng dụng với phổ ánh sáng bên ngoài vùng ánh sáng thường (ví dụ: tự phát quang hoặc huỳnh quang), đĩa cấy nhựa có màu như trắng hoặc đen là cần thiết. Các đĩa có màu với đáy cứng (ánh sáng không truyền qua) là thích hợp khi sử dụng một thiết bị đọc từ trên (ví dụ: máy đo độ sáng-luminometer), trong khi đĩa nuôi cấy có màu với đáy trong suốt thích hợp với kính hiển vi và máy đọc sáng từ bên dưới lúc đó nguồn chiếu sáng cho mẫu được đặt ở phía đối diện. Bề mặt trắng điển hình được chọn cho các mẫu tự phát quang để thu tối đa các tia phản xạ, trong khi bề mặt màu đen được sử dụng cho các ứng dụng huỳnh quang trên 300 nm để hấp thụ các tín hiệu ánh sáng kích thích. Bề mặt có màu ngăn chặn sự nhiễu giữa các giếng cạnh nhau. Vì vậy khi lựa chọn đĩa nuôi cấy tế bào tiêu chí màu sắc của đĩa cũng cần được xem xét kỹ.
4. Xử lý bề mặt
Việc lựa chọn đĩa nuôi cấy tế bào có xử lý bề mặt phụ hay không thuộc vào bạn nuôi cấy huyền dịch hay tế bào bám dính. Đối với nuôi cấy không bám dính, huyền dịch hoặc spheroid loại đĩa được xử lý bề mặt với một lớp gel siêu thấm nước để ngăn cản bám dính tế bào và protein. Đối với tế bào bám dính mà dễ dàng bám (ví dụ: tế bào Hela), một bề mặt nuôi cấy mô chuẩn là đủ. Đối với những tế bào khó bám dính hơn (như tế bào nguyên phát) hoặc đối với các ứng dụng liên quan tới bước rửa nghiêm ngặt, thì một loại đĩa xử lý bề mặt giúp tăng khả năng bám dính là cần thiết. Đối với các tế bào nhạy cảm hoặc khi nuôi cấy giảm huyết thanh loại đĩa có xử lý bề mặt với các nhóm carboxyl, hydroxyl và các amin tự do có thể thích hợp hơn.
5. Nhựa chất lượng cao
Khi bạn xác định loại dụng cụ chính xác cho ứng dụng nuôi cấy tế bào của bạn, có một nhân tố khác cần được xem xét là chất lượng. Mỗi thành phần mà tiếp xúc trực tiếp với tế bào, bao gồm đầu típ, và các đĩa cấy tế bào nên được chọn lọc cẩn thận để tránh nhiễm và ức chế hoặc gây chết cho tế bào.
Trên đây là một số lưu ý của chúng tôi để giúp các bạn dễ dàng trong việc lựa chọn đĩa nuôi cấy tế bào. Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi và góp ý của Quí độc giả. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp một số sản phẩm như: tủ ấm CO2, hóa chất dNTP… Bimetech mong muốn nhận được sự ủng hộ của Quí khách.